Ấm Phúc tụ hội na phạ hung nguy
(Ấm Phúc tụ hội, nào sợ hung nguy)
Thiên Lương hóa khí là Ấm, Thiên Đồng hóa khí là Phúc. Hai sao này đồng cung thì gọi là “Ấm Phúc tụ hội”.
Hễ hai sao này đồng cung ắt ở tại cung Dần Thân, các cung viên chung Quang là kết cấu “Cơ Nguyệt Đồng Lương” điển hình. Người xưa nói rằng: “Cơ Nguyệt Đồng Lương tác lại nhân” (Cơ Nguyệt Đồng Lương thì làm lại). “Lại” không giống như “quan”, do đó tuy làm công chức nhưng cũng không coi là sang.
Lời chú giải nói rằng: “Gặp cát không sợ tai họa hung hiểm, còn như có Hình Kỵ thì không nói.” Câu này có ý nhấn mạnh tác dụng tiêu tai giải nạn của nhóm sao “Thiên Đồng Thiên Lương”. Trong đó nếu Thiên Đồng Hóa Lộc hoặc Hóa Quyền thì tương đối tốt hơn. Nếu Thiên Lương Hóa Khoa hoặc không gặp Lộc, thì là “Thanh quý” (có tiếng không vó miếng), chỉ chủ về tiếng tăm trong sạch thôi (xem hình 57).
Nhưng tuy nói là “Bất phạ hung nguy” (Không sợ tai họa hung hiểm), chứ không hề nói “Bất ngộ hung nguy” (Không gặp tai họa hung hiểm). Hai điều này trái ngược nhau đời người ta ắt phải gặp hung nguy, khác chăng là ở chỗ hung mà không hung, nguy mà không nguy, sau đó mới nói là “bất phạ” (không sợ) mà thôi.
Hình 57: Ấm Phúc tụ hội, Thiên Lương Hóa Khoa chủ về tiếng tăm danh dự (có tiếng không có miếng).
Thiên Đồng là Phúc tinh, nhưng phúc của nó lại từ “không phải phúc” phát triển mà thành. Thiên Lương là Ấm tinh, nhưng “ấm” của nó lại từ “không có ấm” phát triển mà thành. Do đó nếu một người lúc trẻ cảnh ngộ không tốt, từ từ bươn chải trong xã hội, xây dựng được sự nghiệp và mối quan hệ với mọi người, tạo ra một cục diện mới cho mình, trong thời gian ấy anh ta đã nếm trải hết mọi đau khổ, đó chính là tình hình thông thường nhóm sao “Đồng Lương”.
Còn nếu gặp Sát Kỵ trùng trùng, thì cuộc đời ắt có sóng to gió lớn nguy hiểm, nhưng kết cuộc vẫn là vô sự, do đó mới nói rằng “bất phạ hung nguy”. Mà trên thực tế, cuộc đời đầy dẫy hung nguy, nhất là khi cùng hội với Linh Tinh và Đà La, hung nguy sẽ càng lớn. nhưng gặp Khôi Việt thì tính chất của hung nguy sẽ giảm nhẹ.