Dương Linh bằng Thái Tuế dĩ dẫn hành, Bệnh Phù, Quan Phù giai tác họa.
(Dương Linh nhờ vào Thái Tuế để dẫn đi, Bệnh Phù, Quan Phù đều gây họa)
Chú văn nói rằng: “Nếu thân mệnh có Dương Linh tọa thủ, cung cung mệnh của lưu niên phạm vào Bệnh Phù, Quan Phù, thì tai họa nổi lên.”
Toàn Tập sửa đoạn chú văn này thành: “Nếu thân mệnh có Dương Linh tọa thủ, Thái Tuế lưu niên gặp trường hợp này thì tai họa nổi lên. Nếu cung mệnh có phạm vào Bệnh Phù, Quan Phù, rồi cả Thái Tuế cũng đến, thì chủ về bị xử phạt hoặc gặp chuyện khẩu thiệt thị phi.”
Sửa thế này là sai lầm, vì không rõ ý nghĩa của phú văn. Phú văn chịu hạn chế của thể phú, nên cú pháp không giống như tản văn (văn xuôi). Câu này giống như nói là: “Dương Linh gặp Bệnh Phù hoặc Quan Phù nhờ vào Thái Tuế dẫn đi thì đều gây họa.”
Phải giải thích như thế thì ý tứ mới thông. Vì Kình Dương tuy có thể nói là nhờ Thái Tuế dẫn đi, mỗi năm đều có Lưu Dương, nhưng Linh Tinh thì không có Lưu Tinh.
Lại so sánh với câu phú văn tiếp theo “Hỏa Đà theo niên hạn mà ở nhờ. Kiếp Sát, Tai Sát tất cả thành tại ương.” Hiển nhiên Hỏa Đà cũng không theo niên hạn, mà sao theo niên hạn để định cung vị là Kiếp Sát và Tai Sát. Chú văn cho rằng Thái Tuế nhập vào cung mệnh của lưu niên, gặp Dương Linh nguyên cục thì gây họa, ấy là đọc nhầm phú văn, sau khi đọc nhầm, Bệnh Phù, Quan Phù không biết để đâu, thế là lại nói thêm: “Mệnh phạm vào Bệnh Phù, Quan Phù, rồi cả Thái Tuế cũng đến.”, như thế hóa thành ra Bệnh Phù, Quan Phù của nguyên cục, mà Lưu niên Thái Tuế hội vào đó, rõ ràng không phải là ý của phú văn.
Nhưng Dương Linh tọa thủ cung mệnh nguyên cục, một sao trong 12 sao lưu niên Thái Tuế là Bệnh Phù, Quan Phù hoặc Quan Phù nhập vào. Như thế có gây họa hay không, điều này quả thật còn là nghi vấn. Các nhà Đẩu Số giang hồ không biết “Số” của “Đẩu” (như không biết hàm nghĩa triết học của 60 tinh hệ), do đó mà chỉ coi trọng sao.Từ đó đâm ra nhạy cảm với tổ hợp “Kình Dương, Linh Tinh”, càng nhạy cảm hơn với các nhóm như Bệnh Phù, Tai Sát. Nên khi suy đoán về lưu niên liền có thuyết như thế.
Ta cần chú ý rằng câu phú văn là “Thái Tuế dẫn hành” (tức Thái Tuế dẫn đi), tức chứng tỏ không phải Quan Phù hoặc Bệnh Phù trong “Bác Sĩ thập nhị tinh”.