Tấu Thư Bác Sĩ dữ Lưu Lộc, tận trường kỳ trường.
(Tấu Thư Bác Sĩ và Lưu Lộc, kéo dài tối đa sự tốt đẹp)
Chú văn nói rằng: “Nếu niên hạn có các Cát tinh gặp nhau, được Tấu Thư, Bác Sĩ và Lưu Lộc cùng đến, ắt chủ về ăn mừng khoa danh, còn thứ dân làm nghề buôn bán thì có chuyện vui về tiền bạc”.
Trong ba tổ hợp Lưu diệu (Sao Lưu niên) trong Đẩu Số, người xưa chỉ coi trọng “Bác Sĩ thập nhị tinh”, do đó khi luận đoán về Lưu niên thì lấy tổ hợp sao này làm chủ. Câu phú văn này cũng nói đến tổ hợp sao ấy.
Sao Tấu Thư chủ nhờ về văn tự, sách vở mà có được danh lơi, do đó hễ có chuyện liên quan đến sách vở thì ắt phải xem Tấu Thư, nếu Tấu Thư cùng với các sao Văn, Khoa tụ hội thì chủ về khoa danh đắc ý, hoặc chủ về có công văn hoặc tấu chương (tờ trình) được cấp trên, thậm chí hoàng đế (hoặc người lãnh đạo cao nhất nước) tán thưởng. Do đó lợi về chuyện dâng sách (thời xưa), đưa bản thảo in sách, hiến kế. (Xem hình 121.122)
Sao Bác Sĩ ắt phải cùng với Thiên Khôi Thiên Việt, Văn Xương Văn Khúc tụ hội thì mới chủ về được ưa thích, quý trọng đề bạt. Ngoài ra nó cũng có thể gải được điều không may do Lưu Xương, Lưu Khúc Hóa Kỵ. Do đó mà Trung Châu học phái cũng coi nó là sao công danh (Xem hình 123, 124)
Hình 121: Tấu Thư và Văn Tinh tụ hội, hiến kế sách đươc tán thưởng
Hình 122: Tấu Thư và Văn Tinh tụ hội, hiến kế sách đươc tán thưởng. (Lá số đầy đủ của hình 121)
Từ hàm nghĩa của ba sao lưu niên này, có thể thấy được khi gặp Lưu niên, bất kể danh lợi đều có thể gọi là “tận trường kỳ trường” (kéo dàitối đa sự tốt đẹp). Dụng ý của phú văn là ở đó.
Nhưng những sao lưu niên này lại không thể hóa giải tính chất “hung” của tổ hợp sao trong cung vị nguyên cục. Do đó phải là lưu niên gặp Cát Tinh thì mới chẩn xác được.