Sinh phùng bại địa, phát dã hư hoa
(Sinh gặp bại địa, hoa dù nở cũng là hoa ảo)
Muốn hiểu câu phú này, trước tiên phải hiểu thế nào là “Bại địa”. Bại địa tức chỉ “lãnh địa” của “tứ Mộc Dục”. Các nhà thuật số cổ đại chia mười hai địa chi thành ba nhóm: Dần, Thân, Tỵ, Hợi là tứ Trưởng Sinh; Tý, Ngọ, Mão, Dậu là tứ Mộc Dục; Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là tứ Mộ Khố. Tức Mộc Dục cũng gọi là tứ Bại địa, nhưng cũng gọi là tứ Vương địa, Vì vậy ta biết được rằng Bại địa là chỉ Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Gọi bốn địa chi này là “Mộc Dục” là dùng thuật ngữ của Đạo gia nội đan. Vào lúc “Mộc Dục” (tắm gội) mà dưỡng khí thì gọi là “Vượng”, nhưng cũng vào lúc ấy mà tán khí thì gọi là “Bại”.
Tý là Bại địa của hành Mộc; Ngọ là Bại địa của hành Kim; Mão là Bại địa của hành Hỏa; Dậu là Bại địa của hành Thủy (Xem hình 13).
Nhưng thế nào là “Sinh phùng Bại địa”? Điều này phải lấy nạp âm của cung mệnh làm cơ sở. Nếu cung mệnh ở Giáp Tý, nạp âm của Giáp Tý là Kim, vậy Ngọ là Bại địa, nếu cung mệnh đóng ở Ngọ, thì tức là “Sinh phùng Bại địa”
Sách “Toàn Tập” chú giải về điều này là lấy nạp âm của nam sinh làm chuẩn, chú giải như thế là không đúng, mà phải lấy nạp âm của cung mệnh làm chuẩn (Xem hình 14).
Hình 13: Tứ Bại địa Tý, Ngọ, Mão, Dậu
Nhưng cũng không phải hễ tọa cung mệnh là Bại địa thì lập tức “Phát dã hư hoa” (có nở hoa cũng là hoa ảo). Theo “Toàn Tập”, còn phải “có thêm Hình, Hao, Kỵ, Hung nữa, sau đó mới “có nở hoa cũng là hoa ảo”. “Hư Hoa” (hoa ảo) tức là như người Hong Kong nói “ Hữu tư thế, vô thực tế” (có tư thế, không thực tế), nghĩa là hữu danh vô thực, tất cả chỉ là lòe loẹt bên ngoài.
Nếu theo thuyết của Trung Châu học phái, thì chỉ có những sao không ổn định mới sợ Bại địa, chẳng hạn như Thiên Cơ, Cự Môn cư tại cung Mão, nạp âm Đinh Mão thuộc Hỏa, Mão là Bại địa của Hỏa, thì mới là “Sinh phùng Bại địa”.
Hình 14: Người sinh năm Âm niên Dương niên tọa thủ cung mệnh là Bại địa
Hay lam ad