Quân thần khánh hội, tài thiện kinh bang.
(Vua tôi mừng gặp gỡ, tài giỏi trị nước)
“Quân thần khánh hội” thật ra cũng có thể coi như là cách cục “Bách quan triều củng”, nhưng ý nghĩa của nó lại không phải là “Bách quan triều củng” thông thường, do đó có thể coi là một kết cấu triều củng đặc biệt.
Phần chú giải của sao bản là chính xác nhất, chú giải của Toàn Thư và Toàn Tập đều là sai lầm. Chú giải của sao bản nói rằng: “Giả sử như Tử Vi được Phủ Tướng, Văn Xương, Văn Khúc. Thiên Phủ được Thiên Đồng, Tham Lang trợ lực, Tử Vi được hầu hai bên là “Quân thần khánh hội”, người gặp các cục này, không ai không được phú quý. Nhưng có sát tinh (sao dữ) và Hình Kỵ Tù Hao ở cùng, thì gọi là “nô khi chủ” (Đầy tớ lấn hiếp chủ), “thần khi quân” ( Bề tôi lấn hiếp vua), lại là họa loạn”.
Toàn Thư nhầm rằng “Đản hữu Kim tinh dữ Hình Kỵ tứ tinh đồng độ” (Chỉ có Kim Tinh và bốn sao Hình Kỵ cùng tụ hội). Toàn Tập thì nhầm rằng: “Đản hữu Kim tinh dữ Hình Kỵ, tứ Hao đồng” (Chỉ có Kim tinh và Hình Kỵ tứ Hao ở cùng.)
Đầu tiên là Toàn Tập nhầm “Tù Hao” thành “Tứ Hao”, sau đó Toàn Thư lại sửa thành “Tứ Tinh”, thế là sai chồng lên sai, vậy mới thấy sao bản này là đáng quý.
“Tù” chỉ Liêm Trinh, “Hao” chỉ Phá Quân, vì thế ở đây thật ra là chỉ tinh hệ “Tử Vi Thiên Tướng”, “Tử Tướng” ắt phải gặp Liêm, Phá, nếu gặp cát thì “Tài thiện kinh bang” (tài giỏi trị nước), nên phát triển theo hướng chính trị. Nhưng nếu hai sao Liêm Phá mang theo sao Sát Kỵ Hình, thì “phản vi họa loạn” (lại là họa loạn).
Còn nói Thiên Phủ Được sự trợ lực (giáp) của Đồng, Lương, là chỉ Thiên Phủ một mình tọa thue hai cung Tỵ, Hợi, lúc ấy “Thiên Đồng Thái ÂM” ở sau một cung, cung trước thì mượn “Thiên Cơ Thiên Lương” làm “Cơ Nguyệt Đồng Lương” kèm hai bên trợ lực. Trường hợp này cùng với “Tử Phá” được Tả Phụ Hữu Bật kèm hai bên trợ lực đều là cách cục “Quân thần khánh hội”.
Hình 30: Ba trường hợp “Quân thần khánh hội” (gồm 3 ví dụ)