Thiện Ấm triều cương, thiện từ chi trường
(Thiện Ấm triều cương, chuyên làm từ thiện)
Thiên Cơ hóa khí gọi là Thiện, Thiên Lương hóa khí gọi là Ấm, cho nên “Thiện Ấm triều cương” chỉ 2 sao Thiên Cơ và Thiên Lương.
Sao bản Bát Hỷ Lâu chú giải rằng: “Giả sử Thiên Đồng, thủ ở cung thân hoặc mệnh, Thiên Cơ, Thiên Lương hóa cát giúp vào, thì được luận là phú quý. Nếu thêm cá sao Hình Kỵ. thì là người làm sư tăng, đạo sĩ, người tục lại không hợp”.
Toàn Tập chú giải rằng: “Nếu Thiên Cơ, Thiên Lương, Thiên Tướng thủ ở cung thân hoặc mệnh, kèm sao hóa cát giúp vào… (đoạn sau hoàn toàn giống với Sao bản).”
Vì “Thiên Cơ, Thiên Lương, Thiên Tướng thủ ở cung thân hoặc mệnh” là chuyện không thể xảy ra, cho nên lời chú giải của Toàn Thư mới sửa thành: “ Giả sử như hai sao Cơ Lương thủ ở cung Thân hoặc Mệnh, ở cung vị Thìn, Tuất, có kèm sao hóa cát giúp vào, thì được coi là phú quý, nếu thêm Hình Kỵ Hao Sát, thì thích hợp làm sư tăng đạo sĩ.”
Toàn Thư sửa như thế, biến thành hai cung Thìn, Tuất, “Cơ Lương đồng độ” (Cơ Lương cùng cung), tưởng sửa là đúng, nào hay đã nhầm to, vì câu phú rõ ràng nói rằng: “Thiện Ấm triều cương”, chứ không phải là “Thiên Ấm thủ mệnh”. “Triều” nghĩa là ở tam phương hợp hội nhau.
Vì thế chỉ có Thiên Đồng ở Thìn, Tuất; Thiên Cơ ở Tý, Ngọ, “Thiên Cơ, Thái Âm tại Dần, Thân. Trong kết cấu này, Cơ Lương ở tam phương triều hội Thiên Đồng, sau đó mới có thể gọi là: “Thiện Ấm triều cương”. Sao bản chú giải không sai, về sau Toàn Tập Chú giải sai, Toàn Thư lại cải chính, ai ngờ càng sửa càng sai.
Nói là “Thiên từ chi trường”, về cơ bản là chưa nói đến phú quý, ấy là do Thiên Đồng chủ về tình cảm, hội với Thiện Ấm cát tinh, tất nhiên chủ về là nhiều việc thiện. Người có khả năng làm việc từ thiện, có lẽ cũng không phải là hạng nghèo khó, mà cũng có thể là người có địa vị nhất định trong xã hội, chỉ như thế mà thôi. (Xem hình 43)
Hình 43: Thiện Ấm triều cương có địa vị xã hội .