Mão vị Cực cư, Không môn thụ ấm.
(Tử Vi ở Mão vị, nương thân cửa Phật)
Câu phú này, Toàn Thư và Toàn Tập vốn đều bỏ sót, thế là câu “Mã Đầu đái Kiếm trở thành câu không có vế đối ngẫu. Nay dựa theo Sao bản mà bổ sung vào.
Câu này chỉ Tử Vi cư Mão vị (“Cực” chỉ Tử Vi), nếu gặp Sát diệu (sao hung) thì kết cấu điển hình nhất là “Tử Tham” đồng cung, sinh vào can Quý, Tham Lang Hóa Kỵ. Lúc này Đà La tất niên ở tại Hợi. Thế này là đã hình thành kết cấu cơ bản “Mão vị Cực cư” hoàn thành.
Nếu có Địa Không hoặc Hỏa Linh lại vào cung Mão, hoặc tương hội với cung Mão ở tam phương tứ chính, thì kết cấu “Mão vị Cực cư” hoàn thành.
Nó có thể trở thành một cách cục, hoàn toàn là vì cải biến triệt để tính chất của “Tử Tham”.
Có một bài thơ cổ thế này:
Tử Vi Mão Dậu kỵ tương phùng.
Văn Khúc sa đà khởi hữu thành.
Tá vấn thử thân hà xứ khứ.
Tri y tước phát lập không môn.
(Tử Vi Mão Dậu Kỵ tương phùng,
Văn Khúc lựa lần khó lập công,
Xin hỏi thân này về đâu nhỉ?
Áo đen, xuống tóc vào cửa không)
Bài thơ này cùng ý nghĩa với “Mão vị Cực cư”. Nhóm sao Tử Vi Tham Lang tuy thuộc cách “Đào Hoa phạm chủ”, nhưng hế gặp Không Kỵ (như Tham Lang, Hóa Kỵ gặp Địa Không).
Thì ý nghĩa hoàn toàn cải biến, mà lại biến thành ham thích triết học hoặc nghệ thuật. Càng gặp Sát Diệu, đặc biệt là “Hỏa Đà” hoặc “Dương Linh” thì chủ về khoa danh bất lợi. Có tài nhưng không đỗ đạt, vào thời xưa, nhiều khi nương mình vào cửa Không (tức chùa chiền). Nội dung bài thơ trên là ý chỉ ấy.
Nói là : “Tử Diệu ngộ Không, tất tác đàm thiền chi khách” (Tử Vi gặp Không, ắt làm khách nói chuyện Thiền). (Xem hình 40,41), như thế khách quan hơn.
Nhưng người “Mão vị Cực cư”, cũng thường được phong hiệu Quốc sư, đây cũng chủ về chuyện xuất gia theo thiền, nhưng cuối cùng cũng có thành công.
Hình 40: Tử Diệu ngộ Không, tất tác đàm thiền chi khách
Hình 41: Tử Diệu ngộ Không, tất tác đàm thiền chi khách (đầy đủ)