Phá Quân Ám diệu cộng hương, thủy trung tác trủng.
(Phá Quân Văn Khúc ở cùng, mộ phần dưới nước)
Trong sao bản câu này mất lời chú giải. Trong Toàn Tập thì nối theo câu trên mà chú rằng: “Ám yếu nhược Cự Môn, nhược đồng cung diệc chủ như thị” (Tối phải phải như Cự Môn, nếu đồng cung cũng có tác dụng như vậy). Hiển nhiên chú thế này là sai. “Ám yếu” là phải “Ám diệu” mới đúng.
Trong Toàn Thư thì chú giải rằng: “Ám diệu chỉ Cự Môn, cũng đoán như trên”. Những câu “Diệc chủ như thị” (Cũng có tác dụng như vậy), “Diệc đồng thượng đoán” (Cũng đoán như trên) tức chủ “Thủy trung tác trủng” (Làm mộ dưới nước, tức là chết chìm trong nước).
Hai sao Phá Quân, Cự Môn không thể đồng cung. Vì vậy “Ám diệu” thật ra là chỉ “Văn Khúc”. Do đó cũng có người sửa thành “Phá quân Khúc diệu”. Nhưng sửa thế này vẫn chưa thể nói được toàn ý nghĩa của câu phú. Thật ra ý nghĩa câu phú này mang tính song quan, có nghĩa là phải có Phá Quân Văn Khúc “Cộng hương thủy trung” (cùng ở trong nước) rồi sau đó mới “ Thủy trung tác trủng” . “Cộng hương thủy trung” tức là ở trong ba cung Hợi, Tý, Sửu.
ở cung Hợi là “Vũ Khúc Phá Quân”, ở cung Tý là “Phá Quân độc tọa”, ở cung Sửu là “Tử Vi Phá Quân”. Trong ba nhóm sao này, nhóm “Vũ Khúc Phá Quân” là kém nhất, nhóm sao này gặp Văn Khúc, nếu gặp lúc Hóa Kỵ, thì tất nhiên đồng thời bị kẹo giữa hai sao Dương, Đà, hoặc bị Dương, Đà hội chiếu. Trong đó trường hợp Vũ Khúc Hóa Kỵ, Dương Đà nằm hai bên Kỵ là xấu nhất. Nếu Văn Khúc đồng cung mà Văn Khúc lại hóa thành Kỵ thì có thể gọi là cửu tử nhất sinh (Chín phần sống, một phần chết) (xem hình 65,66).
Một trường hợp khác là “Nhị Khúc Tham Lang” đồng cung ở Sửu Mùi, gặp Sát Kỵ, cũng chủ về chết đuối. Nhưng nếu đồng thời gặp Hư Hao Âm Sát, thì chủ về có khuynh hướng tự sát (xem hình 67,68). “Nhị Khúc Tham Lang” tức là “Vũ Khúc Tham Lang” và Văn Khúc đồng cung. Thời xưa coi trọng giao thông đường thủy, do đó tai nạn trong khi đi xa phần nhiều là tai nạn sông nước, trong thời hiện đại, giao thông đường thủy không phổ biến bằng đường hàng không, vì thế thấy “Phá Quân Ám Diệu” và “Nhị Khúc Tham Lang” cũng nên đề phòng tao nạn khác ngoài tai nạn đường thuỷ.
Hình 65: Phá Quân Văn Khúc cùng ở trong nước chủ về tai nạn sông nước
Hình 67: Nhị Khúc Tham Lang gặp Hình Sát, có khuynh hướng tự sát
Hình 66: Phá Quân Văn Khúc cùng ở trong nước chủ về tai nạn sông nước (Lá số đầy đủ của hình 65)
Hình 68: Nhị Khúc Tham Lang gặp Hình Sát, có khuynh hướng tự sát (Lá số đầy đủ của hình 67)