Tuyệt xứ phùng sinh, nguy nhi bất bại.
(Nơi tuyệt địa gặp đường sống, nguy mà không thất bại)
Câu phú này, người ta thường đọc nhầm “Nguy nhi bất bại” thành “Hoa nhi bất bại” hoặc “Hoa nhi bất tán”, có lẽ do chữ “nguy” và chữ “hoa”, chữ “bại” và chữ “tán” có tự dạng gần giống nhau. Đọc sai thế này sẽ làm cho câu phú trở nên khó hiểu.
Thế nào là “Tuyệt Xứ Phùng Sinh”?
Toàn Tập chú rằng “Nếu người sinh nhằm hành Thổ, hành Thủy, an Mệnh tại Tỵ, Tỵ là nơi Thổ, Thủy bị Tuyệt, nhưng lại được sao Kim tọa ở Tỵ, Kim lại sinh Thủy, làm Thủy không bị Tuyệt, do nguyên lý “mẹ cứu con”, Bính Hỏa trong Tỵ thêm vượng, Hỏa lại sinh Thổ, tuy Dần, Thân, Tỵ, Hợi là tứ Tuyệt, lại là tứ Sinh, vì thế nên nói rằng Ngũ Hành Tuyệt xứ tức là Thai nguyên, ngày sinh được gặp điều này thì có tên là “Thụ Khí”.
Đoạn chú văn này, trong sao bản không có kể từ “Bính Hỏa trong Tỵ thêm vượng” trở xuống. Hiện tượng này hầu như là do người đời sau có tham khảo quan điểm của “Tử Bình” đưa vào, nhưng lại đưa không hợp lý, do đó chúng ta có thể không quan tâm đến.
Thật ra “Tuyệt Xứ Phùng Sinh” vô cùng đơn giản. Bốn thần Trưởng Sinh, Lâm Quan, Bệnh, Tuyệt trong “Trưởng Sinh thập nhị thần” chắc chắn nằm ở bốn cung Thân, Dần, Tỵ, Hợi. Vẫn dùng nạp âm của cung mệnh để lấy số, nếu cung mệnh đặt vừa đúng ngay cung viên mà thần Tuyệt đóng ở đó thì gọi là “Mệnh lâm Tuyệt địa”. (Xem hình 15)
Mệnh lâm Tuyệt địa thật ra cũng không hề mang ý nghĩa là “Tuyệt” (dứt), có điều lâm Tuyệt địa mà gặp được sao sinh nạp âm ngũ hành của cung mệnh, thì gọi là “Tuyệt Xứ Phùng Sinh”.
Như ví dụ của Toàn Tập nêu ra, tức là Vũ Khúc là kim tinh tại Tỵ, người có nạp âm cung mệnh là Thủy hoặc Thổ cũng là người Thủy nhị cục hoặc Thổ ngũ cục là hợp với ví dụ “Tuyệt Xứ Phùng Sinh”. Những trường hợp khác có thể theo đó mà suy ra. (Xem hình 16, 17).
Còn “nguy nhi bất bại” cũng có ý nghĩa như Tuyệt Xứ Phùng Sinh.
Hình 15: Tứ Trưởng Sinh địa cũng là Tứ Tuyệt địa (gồm hai ví dụ)
Hình 16: Tuyệt xứ phùng sinh, sao sinh nạp âm