Thái Âm hội Văn Khức thê cung, thiềm cung chiết quế.
(Thái Âm hội Văn Khúc ở cung thê, bẻ quế cung trăng)
Toàn Tập và Toàn Thư đều sửa câu phú này thành ra: “Thiềm cung chiết quế chi vinh”, nhưng vì câu phú trên đã sửa, nên câu này muốn cho đều số chữ với câu trê nên buộc phải sửa theo.
Lời chú giải nói rằng: “Giả sử như Thái Âm, Văn Khúc hội ở cung phu thê. Lại có cả cát tinh đến giúp trong hạn, nam thì chủ về thi đỗ, nữ thì có quý tử, nam thì cũng có quý thê.”
Toàn Thư thì nói: “Nam thì bẻ quế cung trăng (chỉ thi đỗ), nữ thì được phong tặng vinh hiển”. So hai câu chú giải với nhau thì hiển hiên người soạn Toàn Thư cho rằng “có quý tử”, “có quý thê” không hợp nguyên ý của câu phú, nên đã sửa theo ý mình, cho rằng nam mệnh đã chủ về thi đỗ thì nữ mệnh phải được phong tặng. Nhưng thật ra sửa như vậy lại càng không hợp với nguyên ý của câu phú.
Thái Âm nhập miếu ở cung phu thê, lại hội với Văn tinh, tại sao lại biến thành chuyện khoa danh đắc ý?
Điều này có lẽ liên quan đến phong khí quan trường từ giữa đời Minh trở về sau, lúc ấy các vương công, đại thần thường chọn mhwxng người tuổi trẻ, đẹp trai được vào cung thi Đình để làm rể, người nào đã được chọn thì dễ dàng thi đỗ, cho nên trong tiểu thuyết chương hồi đời Minh thường có chuyện như thế, như chuyện Vương Khôi và Quế Anh, chuyện Thái Bá Giai và Triệu Tứ Nương, Trần Thế Mỹ bỏ vợ, v.v… Truyện của Trần Bá Giai được Cao Tắc Thành soạn thành “Tỳ Bá Ký”, trở thành một danh tác văn học,đã được giới sĩ phu tán thưởng mấy trăn năm.
Trong thời đại hiện nay, ta hoàn toàn có thể định cho ý nghĩa của tổ hợp sao này là được nhạc gia dìu dắt nâng đỡ, nhờ đó mà phát triển.
Thái Dương chủ về quý, Thái Âm chủ về phú, vì thế mà ý nghĩa của việc phát triển này thời nay cũng nên coi là đắc tài (giàu có) nhưng không đắc danh. (Xem hình 84)
Hình 84: vị trí của cung phu thê có Thái Âm nhập miếu vượng cùng với Văn Khúc (gồm 4 ví dụ)