Phụ Bật giáp Đế vi thượng phẩm.
Đào Hoa phạm chủ vi chí dâm.
(Phụ Bật hầu Đế là thượng phẩm.
Đào Hoa phạm chủ là rất dâm)
Hai câu phú này nêu ra hai trường hợp khác nhau: “Phụ Bật giáp Đế” là một trường hợp, “Đào Hoa phạm chủ” là một trường hợp khác.
Thế nhưng phần chú giải của Toàn Thư lại ghép cả hai lại làm một mà nói rằng: “Chẳng hạn như ở cung thân, cung mệnh, Tử Vi và Tham Lang ở cùng một cung viên, nam nữ tà dâm gian trá, bày nưu tính kế lừa lọc, nếu có được Phụ Bật giáp Đế, Tham Lang sẽ bị chế ngự thì không cần phải câu nệ trong việc luận như trên nữa”. Chú giải như thế quả là cực kỳ sai lầm.
Trường hợp hai sao Tả Phụ, Hữu Bật “giáp” Tử Vi (có nghĩa là hai sao Tả Phụ Hữu Bật chia ra nằm ở hai cung hai bên cung có Tử Vi tọa thủ) chỉ có hai khả năng: Một là “giáp” Tử Vi ở cung Sửu, hai là “giáp” Tử Vi ở cung Mùi. Nhưng Tử Vi ở hai cung Sửu, Mùi tất nhiên là “Tử Vi Phá Quân” đồng cung. Nếu “Tử Vi Tham Lang” đồng cung thì phải nằm và ở hai cung Mão, Dậu, nhưng hai cung này không bao giờ có cơ hội để Phụ Bật “giáp” Tử Vi, do đó nói rằng “Tham Lang thụ chế” (Tham Lang bị chế ngự) là nói điều không bai giờ xảy ra. (Xem hình 25).
Câu phú “Phú Bật giáp Đế vi thượng phẩm” (Tả Phụ Hữu Bật kèm theo hầu Tử Vi cực tốt), cúng có ý nghĩa tương tự như “Bách Quan triều củng”, nhưng có điều thông thường thì “triều củng” chỉ các sao tốt ở tam phương tứ chính cùng tụ hội, mà chỉ hai sao Phụ Bật có thể đi kèm theo “Tử Phá” tức là có thể thu được công hiệu triều củng của các sao. Đây có thể coi như là trường hợp ngoại lệ của triều củng.
Tính chất của “Tử Phá” có phân biệt dao động và không ổn định, đồng thời yêu cầu nên căn cứ vào sự phan biệt này để suy đoán phản ứng khi hai sao này đi qua các cung viên. “Phụ Bật giáp Đế” có thể nói là tăng cường sắc thái ổn định của nhóm sao “Tử Phá”
Ổn đinh không có nghĩa là thiếu sự sáng tạo, hoặc cuộc đời ít biến động, mà chỏ nói rằng tuy sáng tạo và biến động nhưng vẫn ổn định, không gặp những tai họa bất ngờ , vì thế mới gọi là “thượng phẩm”.
Hình 25: Các cung vị Phụ Bật giáp Đế