Hình Sát hội Liêm ư quan lộc, già sửu nan đào.
(Sao hình hội với Liêm Trinh ở cung quan lộc, khó thoát gông xiềng)
Chú văn nói rằng: “ Nếu sao Hình, Liêm Trinh thủ cung quan lộc, lưu niên hạn đến đây nếu không gặp tai họa thì chức chắn bị hình phạt của quan.”
Tức là nếu cung quan lộc của lá số nguyên cục gặp Liêm Trinh lại gặp Hình Sát (sao Hình), khi “lưu niên hạn” đi qua cung này, một là phát sinh tai họa, hai là gặp chuyện kiện tụng, xử án.
“Lưu niên hạn” là gì? E rằng ở đây có nhầm lẫn.Có lẽ là chỉ có “lưu niên” mà thôi, chữ “hạn” thừa.
Toàn Thư sửa thành “Lưu niên nhị hạn”, biến thành “lưu niên, tiểu hạn, đại hạn”, như thế là không chính xác. Trung Châu học phái chỉ trọng đại hạn và lưu niên, còn tiểu hạn thỉnh thoảng mới cần xem tới. Hơn nữa, tiểu hạn không có mười hai cung.
Nhưng có vấn đề phát sinh là nói về cung mệnh của đại hạn và lưu niên, hay là nói về cung quan lộc?
Về điểm này, phú văn và chú văn đều không nói rõ, nhưng thông thường thì phải là cung quan lộc. Nguyên tắc suy tính là khi suy đoán lưu niên và đại hạn, mà vẫn nên tham khảo mệnh bàn nguyên cục. Nay theo chú văn thì là chỉ “Hình Sát hội Liêm” ở cung quan lộc của nguyên cục, lại thêm vào Lưu Sát, Lưu Kỵ cũng trùng với Sát Kỵ của nguyên cục, thì có ứng nghiệm này. (Xem hình 102).
Khi xem Đẩu Số, luôn luôn phải hết sức chú ý tình trạng Sát Kỵ Lưu niên trùng với Sát Kỵ nguyên cục. Câu phú văn này là một ví dụ.
Hình 102. Hình sát hội Liêm ở cung quan lộc