Chư tinh cát, phùng hung dã cát. Chư tinh hung, phùng cát dã hung
(Các sao cát, gặp hung cũng cát. Các sao hung, gặp cát cũng hung)
Phần chú giải câu phú này nói rằng: “Giả sử như hai phương thân, mện, nếu cát nhiều hung ít là cát; hung nhiều cát ít là hung. Còn phải xem cát hung thất hãm và lực sinh khắc chế hóa để định phúc họa.”
Đoạn chú giải này có thể nói là mông lung không bờ bến, hoàn toàn là những từ mang tính chất qua loa, mơ hồ. Cát nhiều hung ít là cát; hung nhiều cát ít là hung, đó là những điều hiểu biết quá thông thường, Thái Vi Phú đâu cần phải nhắc tới làm gì?
Trên thực tế hai câu phú này dùng để tổng kết các câu phú trước đó. Trước đó thì bài phú đã nêu ra các trường hợp: “Lộc Phùng Xung Phá”, “Mã Ngộ Không Vong”, “Sinh phùng bại địa”, “Tuyệt tứ phùng sinh”, “Tinh lâm miếu vượng”, “Mệnh tọa đường cung, “Không Vong đắc dụng”, “Bại Tuyệt phù trì”. Tổng kết lại, không có gì khác hơn “Chư tinh cát, phùng hung dã cát. Chư tinh hung, phùng cát dã hung”.
Câu nói này giải thích thế nào đây?
“Chư tinh” (các sao) chỉ toàn thể 60 tinh hệ, như “Tử Vi Phá Quân”, “Thiên Đồng Cự Môn”, “Thiên Phủ độc tọa” (độc tọa: ở một mình, không ở chung với chính diệu nào khác), v.v… (Hình 24) . Thêm vào đó là các tinh hệ gặp nhau, hình thành đủ mọi tính chất. Nếu tính chất cát, như “Tử Phá” gặp Lộc, lại được “bách quan triều củng”, đó là “chư tinh cát”. Hàm nghĩa của “chư tinh hung” có thể theo đó mà suy ra.
Thế nào là “phùng cát”, “phùng hung”? Đây tức là “ngộ xung phá”, ngộ Không Vong”, “phùng Bại”, “phùng Sinh”, v.v…
Nói tóm lại, bài phú chỉ cho người ta chú trọng xem kĩ kết cấu của 60 tinh hệ trong tinh bàn (lá số), coi kết cấu cát hung là chủ đạo, không thể câu nệ vào các tiểu tiết như “Sinh xứ”, “Bại địa”…
Hình 24: 60 tinh hệ